Tương truyền ở núi Đông Cổ, tục gọi là núi Khả Phong, thuộc địa phâïn xã Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hóa, có vị thần nhân nổi tiếng linh thiêng và hay hiển ứng.
Ngày ấy, Lý Thái Tông còn là Thái tử Phật Mã, con trai trưởng của Lý Thái Tổ, nhận lệnh vua cha cùng phó tướng Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chêm Thành vào cuối màu đông năm1020.
Khi đến Trường Châu thuộc phủ Thanh Hóa (tức Thanh Hóa) Thái tử cho đóng quân tạm nghỉ. Nghe nói ở trong vùng có thần núi Đồng Cổ linh thiêng, Thái tử cho mang lễ vật đến chân núi ấy, lập bàn thờ rồi khấn vái, cầu xin sự linh ứng phù trợ.
Nửa đêm, trong màn trướng, đang lúc mơ màng, Thái tử thấy một người thân cao 8 thước, lông mày lưỡi mác, sống mũi cao, râu ria tua tủa cứng nhọn, mình mặc chiến bào, đầu đội mũ trụ, tay cầm binh khí, đến trước giường của Ngài, vái mà nói rằng:
Tôi là thần núi Đồng Cổ, nhân ban ngày Ngài đến thỉnh cầu, nên bây giờ cảm ứng đến đây. Xin báo để Ngài an tâm mà vững lòng cầm quân đánh giặc. Đã có tôi mang thiên binh đi theo giúp Ngài.
Nói xong, thần nhân biến mất. Thái tử cả mừng, tỉnh dậy, nhưng vẫn còn nhớ rõ gương mặt, vóc dáng, trang phục và lời dặn của thần.
Hôm sau, Thái tử kể lại câu chuyện với phó tướng Đào Thạc Phụ, rồi hai người phấn chấn hẳn lên, cùng dẫn quân lính tiếp tục lên đường...
Khi ấy, biên giới Chiêm Thành còn ở tận Quảng Bình. Tướng Chiêm Thành đóng quân ở Bố Chính (gồm 3 huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Tuyên Hóa ngày nay) vẫn thường cho quân lính ra miền ngoài cướp phá.
Lý Phật Mã đem quân thẳng đến trước trại Bố Chính dàn trận. Bên kia, tướng Chiêm Thành là Bố Linh cũng dàn quân tiếp chiến. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Bên phía Đại Việt, Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ càng đánh càng hăng, quả như đã có thần linh đến tiếp ứng thật, còn phía Chiêm Thành càng đánh càng thấy núng thế, cuối cùng Bố Linh phải dẫn quân quay đầu tháo chạy. Quân Đại Việt đuổi theo sau, đến chân núi Long Tị (ở Quảng Trạch) thì chém được Bố Linh. Quân Chiêm Thành đại bại, số bị chết lên đến quá nửa, số còn lại, hoặc trốn thoát, hoặc bị bắt làm tù binh.
Sau khi thu chiến lợi phẩm, chôn cất tử sĩ xong, Lý Phật Mã đem quân chiến thắng trở về. Khi đến Trường Châu, Thái tử không quên sửa lễ vật rất hậu để tạ ơn thần núi Đồng Cổ. Ngoài lễ vật, Ngài còn cho lập linh vị của thần, rồi xin phép được rước thần về Kinh đô để hộ quốc an dân.
Các vua thời Lý, khởi đầu từ Thái Tổ Lý Công Uẩn, đều rất chuộng đạo Phật và sự cúng bái. Sau khi nghe Thái tử Phật Mã tâu trình về việc đánh Chiêm Thành, được thần nhân phù trợ, nay xin lập đền thờ để tạ ơn, Lý Thái Tổ vui mừng rồi chuẩn y cho ngay. Nhưng khi hỏi định xây đền thờ ở đâu thì Phật Mã chưa trả lời được, xin khất đến lần sau. Đêm ấy, Thái tử thắp hương trươc bài vị của thần Đồng Cổ, cầu xin hiển ứng. Nửa đêm đang nằm ngủ, Thái tử thấy Thần về báo:
Đa tạ Ngài có lòng thành. Xin cho lập đền ở bên phải, trong đại thành, sau chùa Thánh Thọ ấy.
Nói xong Thần lại biến đi ngay, Lý Phật Mã vái theo.
Thái tử đem chuyện trong mộng tâu vói vua cha. Lý Thái Tổ cả mừng, truyền bảo cứ thế mà làm. Lại dặn thêm: Tạc tượng Thần phải đúng như thấy trong mộng.
Y lời, Thái tử cho tiến hành công việc ngay, vừ xây đền, vừa cho thợ tạc tượng. Rồi lễ động thổ, lễ đặt nóc, lễ khánh thành, lễ yểm tượng,... tất thảy Thái tử đều cho bày biện thật là chu đáo.
Khi các việc hoàn tất thì mọi người trong hoàng cung đến người nhà các quan lại, rồi dân chúng, lũ lượt kéo về dâng hương hoa, lễ vật thật là nhộn nhịp, tưng bừng.
Trong thời gian đang trị vì, Lý Thái Tổ đã cho Phật Mã ra cung Long Đức ở ngoại thành để ở, ý muốn cho Thái tử hiểu biết mọi chuyện của dân. Điều ấy cũng có nghĩa Thái tử sau này sẽ là người lên nối ngôi báu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là ý định của nhà vua, còn chính thức Lý Thái Tổ chưa ra chiếu chỉ sắc phong cho làm Hoàng Thái tử.
Nhà vua lập nhiều Hoàng hậu, nên cũng có nhiều con trai có đủ tư cách làm vua. Việc chưa phong Hoàng Thái tử cho ai, những tưởng sẽ làm cho các con đua nhau làm việc thiện để qua đó mà lựa chọn người xứng đáng nhất, nhưng thực tế lại dẫn đến sự ganh đua, thậm chí là sự tranh giành bằng nhiều cách, kể cả cách dùng vũ lực.
Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà. Tuy nhiên, trước khi nhắm mắt, nhà vua cũng kịp ủy thác cho đại thần tin cậy, lập Phật Mã lên nối ngôi.
Khi linh cữu của nhà vua còn đang quàn tại điện Long An (trong thành), các đại thần đang đến cung Long Đức (ngoại thành) để thực hiện di chiếu đua Thái tử về nối ngôi, thì ba người con trai khác của Lý Thái Tổ là Đông Chính Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đã họp nhau lại để cướp ngôi.
Ba vương này cho quân trong phủ của mình mang vũ khí đến phục saÜn trong cấm thành, tại hai địa điểm Long Thành và cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến thì đánh úp.
Đêm trước ngày xảy ra sự kiện nói trên, tại cung Long Đức, Thái tử Phật Mã nằm mộng thấy thần núi Đồng Cổ khi trước lại hiện về, báo rằng:
Ba vương em của Ngài đang lập mưu làm phản, định sáng mai mang giáp binh phục saÜn trong thành trước cửa Quảng Phúc. Ngài nên kíp đề phòng! Nói rồi thần nhân lại biến đi ngay. Thái tử giật mình tỉnh dậy, rồi thức đên sáng để suy tính các việc. Chẳng lẽ không vào trong thành ư? Nhưng thế thì còn ra thể thống gì nữa? Vừa lỗi đạo làm con, mọi người nhìn vào sẽ cười chê, mà ngay ba vương kia cũng khinh ta là hèn nhát! Phải vào thành thôi, chẳng còn cách nào khác! Nhưng nếu mang quân đi theo cửa Quảng Phúc đường đường chính chính mà vào thì ắt sẽ đánh nhau to.
Chưa nói đến chuyện được thua, mà ngay chỉ cần anh em đánh nhau thôi cũng đã làm bia cười cho thiên hạ! Vậy chỉ còn cách mang quân đi để đề phòng bất trắc, nhưng chẳng nên theo lối thẳng vào cửa Quảng Phúc, "vì tránh voi chẳng xấu mặt nào", mà sẽ đi theo đường vòng qua cửa Tường Phù, đến điện Càn Nguyên rồi sẽ định liệu sau vậy.
Thái tử suy nghĩ như vậy, trong bụng cảm ơn thần núi Đồng Cổ đã đến báo trước mà tránh đường...
Qua nhiên, khi các vị Đại thần mang di chiếu đến nơi ở của Thái tử (tức cung Long Đức) thì Ngài cùng với họ quay vào trong thành qua cửa Tường Phù, vì thế mà không rơi vào phục binh của ba vương kia.
Tuy vậy, khi đã đến điện Càn Nguyên, ba vương lại mang quân đến vây đánh. Thái tử lúc đầu cho đóng chặt cửa lại, không muốn ra tay để khỏi phải dính máu anh em, nhưng ba vương lại càng vây bức, nên buộc lòng Thái tử phải để Lê Phụng Hiểu và các tướng tiến công. Lê Phụng Hiểu chém chết Vũ Đức vương. Hai vương còn lại tìm đường tháo chạy...
Thái tử dẫn các quan vào điện Long An, lên ngôi trước linh cữu của Lý Thái Tổ. Ngài ở ngôi được 27 năm, thọ 55 tuổi, tức là Lý Thái Tông, vua thứ hai của triều Lý.
Ngay sau khi mới lên ngôi, cho là mình được cả thần linh lẫn người trần đều phù trợ, nên Ngài rất vui sướng hả hê trong lòng. Ngài khen ngợi Lê Phụng Hiểu hết lời, rồi thăng ngay lên chức Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Còn thần núi Đồng Cổ, Ngài cũng rất mực biết ơn, xuống chiếu phong thần làm "Thiên hạ minh chủ" cùng với tước hiệu "Đại vương". Lại cho người mang rất nhiều lễ vật đến ngôi đền mới xây sau chùa Thánh Thọ. Đích thân nhà vua mới đến tế lễ và khấn vái rất là thành kính.