'Nếu có chuyện Thánh vật, tôi đã chịu đầu tiên'
Trao đổi với VnExpress, chuyên gia khảo cổ, PGS. TS Nguyễn Lân Cường,
cho rằng, không thể có chuyện trấn yểm tại đây, vì mục đích yểm để bảo
vệ, chứ không phải làm chết người.
> Nhiễu loạn quanh con sông Tô lịch
> Thông tin 'Thánh vật' xôn xao dư luận
- Là một chuyên gia khảo cổ, ông nghĩ sao trước những thông tin huyền bí về sông Tô Lịch?
- Không thể có chuyện Thánh vật người. Tôi đã làm nghề đào mộ 43 năm,
khai quật 3 xác ướp và 800 ngôi mộ cổ mà không có vấn đề gì. Những
người làm cùng tôi nhiều năm qua cũng khỏe cả. Nếu người bị Thánh vật
thì tôi có thể phải chịu đầu tiên vì "động" tới các cụ.
Tôi biết GS Trần Quốc Vượng mất do bị ung thư. Những chuyện khác mà tôi
đọc được như ông Phó chủ tịch thị trấn bị mất chức là việc hoàn toàn do
con người gây ra. Họ tham ô, tham nhũng thì bị mất chức, vào tù là rõ
ràng.
- Theo lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường, có đến cả chục trường hợp là
những người tham gia thi công ở sông Tô Lịch và người thân của họ bị ốm
đau thậm chí thiệt mạng. Liệu có thể lý giải như thế nào về việc này
thưa ông?
PGS, TS Nguyễn Lân Cường với hình ảnh xác ướp. Ảnh: PV
- Theo tôi, những người thợ thi công trên tuyến sông bị đau ốm có thể
là do khí độc. Không loại trừ có ám khí tại khu vực này. Khi chúng tôi
khảo cổ một hang ở Mai Châu, một người trong đoàn đã bị chết vì máu
trắng. Nhiều người trong vùng đó cho biết, trẻ con sinh ra bị dị dạng.
Sau đó, giới khoa học cho biết cái hang đó đó có bị nhiễm chất Uranium.
Chuyện tìm mộ thì có thể tin được vì mỗi người có trường sinh học khác nhau.
- Có thông tin khu vực này được người xưa trấn yểm, ông nghĩ sao?
- Tôi không tin có chuyện trấn yểm. Vì yểm để bảo vệ người chứ không
thể làm chết người. Khúc sông Tô Lịch mà đội của ông Cường thi công là
ngã ba sông nên nhiều hiện vật trôi về, người ta vin vào đó để nói về
việc trấn yếm. Họ đưa ra vì mục đích gì thì tôi không biết.
- Vậy 8 bộ hài cốt ở dưới sông đóng đinh sẽ được giải thích thế nào, thưa giáo sư?
- Khảo cổ thấy xương người là chuyện bình thường. Chúng tôi nghiên cứu
ở Hoàng Thành Thăng Long, đường Trần Phú, thậm chí Đàn Xã Tắc đều thấy
hài cốt. Thông tin là chôn người để tế là không xác thực vì khi tế họ
phải chôn theo những đồ chuyên dụng, còn những đồ cổ tìm thấy thì không
phải đồ tế.
- Ngay từ năm 2001 đã có cuộc hội thảo về vấn đề liên quan đến sông Tô
Lịch, tại sao thời điểm đó những nhà khoa học chuyên môn như ông không
lên tiếng?
- Hồi đó tôi đi công tác nước ngoài, chỉ nghe anh em thuật lại. Tôi vẫn
cho rằng, các vấn đề thi công là do địa chất khu vực đó yếu, còn số đồ
cổ tìm thấy là do những nơi khác trôi về. Tôi khẳng định là không có
chuyện Thánh vật. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên có một cuộc hội thảo để
giới khoa học thảo luận về trường hợp này, giúp người dân hiểu rõ.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội: "Nếu
Thánh vật thì kè sông Tô Lịch không thể xây được như hiện nay"
Khi đó, tất cả chuyên gia khảo cổ, sử học, văn hóa đã kết luận là không
có trận đồ bát quái tại đây. Theo tôi, trận đồ phải xếp theo ngũ hành
song các hiện tượng ở sông Tô Lịch thì không có. Ngoài ra, cũng không
có hiện tượng của lễ hiến tế, chỉ thấy một ít xương động vật, đồ cổ.
Địa chất tại 200 mét sông Tô Lịch yếu, bất cứ kè vào đó đều bị lún nứt.
Sau khi đơn vị thi công thay đổi phương án thi công thì lại thực hiện
được. Nếu cho là Thánh vật thì ai làm cũng không được, không thể thành
được tuyến đê hoàn chỉnh như hiện tại.
Tính nhân quả của những người mà tác giả đưa ra là do làm sai thì phải chịu, không thể áp đặt đổ cho chuyện tâm linh, huyền bí.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F55F9/Thánh Vật sông Tô Lịch nữa đi
)